Tin tức

NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ CHO NGÀNH TÔM TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19

Thứ năm, 26/08/2021, 14:53

 NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ CHO NGÀNH TÔM TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19

A. KHÓ KHĂN CHUỖI CUNG ỨNG TÔM ĐANG ĐỐI MẶT

1/ NGƯỜI NUÔI

  • khó kêu thương lái mua tôm
  • giá bán quá thấp, thua lỗ
  • khó mua thức ăn, thuốc men, vật tư khác để cho tôm ăn, điều trị bệnh và vận hành ao nuôi
  • giá các loại vật tư đang tăng cao

2/ THƯƠNG LÁI

  • thiếu nhân công bắt tôm
  • khó đi lại mua tôm
  • vận chuyển tôm nguyên liệu liên tỉnh khó khăn 
  • nhà máy ngưng hoạt động hoặc hoạt động 3TC nên không dám thu mua nhiều
  • nhà máy áp dụng 3TC nên việc tiếp nhận rất chậm, phải chờ lâu dẫn đến chất lượng tôm xuống, giá bán thấp theo
  • thiếu vốn để trả tiền cho người nuôi

3/ ĐẠI LÝ VẬT TƯ

  • khó nhập vật tư mới về cơ sở do vận chuyển liên tỉnh khó khăn
  • khó giao vật tư đến người nuôi tôm
  • thông thường, người nuôi mua nợ vật tư rồi thanh toán sau khi bán tôm, với việc người nuôi đang thua lỗ đại lý đối mặt với việc không thu hồi được công nợ dẫn đến phá sản

4/ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN

  • nhiều nhà máy đóng cửa do không bố trí được 3TC, số nhà máy còn lại bố trí 3TC thì công suất giảm nhiều, số lượng công nhân rất ít, bất tiện và không thoải mái cho người lao động khi áp dụng 3TC
  • chi phí tăng vọt cho áp dụng 3TC nhưng sản xuất không hiệu quả, hầu như lỗ nặng
  • với số lượng công nhân ít ỏi hiện tại, nhà máy chỉ có thể thu gom, cấp đông, bỏ kho. Nguy cơ không giao hàng được hay giao hàng trể dẫn đến mất khách, mất thị trường
  • nguyên phụ liệu, bao bì, vật tư hóa chất các loại phục vụ cho việc sản xuất bị định trệ do các biện pháp hạn chế đi lại 
  • thiếu tài chính để thu gom nguyên liệu, và duy trì hoạt động
  • hầu hết kho lạnh nhà máy đã đầy, không có chổ chứa thêm
  • cước tàu tăng chóng mặt, khó đặt chổ, vận chuyển khó khăn, bến cảng ùn ứ gây khó khăn và chậm trể cho việc giao hàng

5/ TRẠI GIỐNG

  • khó khăn việc vận chuyển tôm giống từ các trại giống ở Ninh Thuận, Bình Thuận vào miền Tây
  • một lượng lớn con giống đã sản xuất trước đó nhưng không phân phối được phải đổ bỏ dẫn đến thiệt hại lớn

6/ NHÀ MÁY THỨC ĂN

  • khó khăn việc áp dụng 3TC, một số nhà máy thức ăn có ca nhiễm Covid phải đóng cửa
  • chi phí tăng vọt cho áp dụng 3TC
  • do việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu nên giá nguyên phụ liệu tăng cao nhưng rất khó để nhập về
  • khó khăn vận chuyển thức ăn từ các nhà máy ở Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang về các vùng nuôi tôm

B. GIẢI PHÁP THÁO GỠ 

  1. Nhanh chóng tổ chức thu mua tôm cho người nuôi đến giai đoạn thu hoạch nhanh nhất có thể
  2. Tạo điều kiện thuận lợi thông thoáng cho thương lái tổ chức kéo tôm, thu mua, vận chuyển
  3. Áp dụng mô hình chống dịch luồng xanh của tỉnh Sóc Trăng đối với các địa phương nuôi trồng, sản xuất, chế biến tôm trọng điểm để các nhà máy hoạt động tốt nhất có thể
  4. Các nhà máy chế biến chủ động thu gom tôm cho dân, sắp xếp bố trí số công nhân hiện có để tiếp nhận, sơ chế, cấp đông, bỏ kho
  5. Huy động các kho dịch vụ để chứa hàng
  6. Huy động ngân hàng, các tổ chức tài chính, ngân sách nhà nước...tham gia cùng nhà máy thu mua tôm cho người nuôi  
  7. Tạo điều kiện thông thoáng nhất để bà con nuôi tôm tiếp cận thức ăn, con giống, thuốc men, vật tư…đầu tư thả giống cho vụ mới. Hổ trợ vốn, giảm lãi suất, giảm tiền điện…để bà con an tâm lạc quan nuôi tiếp
  8. Giảm tiền điện nước, lãi suất ngân hàng, thuế...cho các doanh nghiệp thủy sản
  9. Nhanh chống huy động vác xin tiêm cho lực lượng lao động ngành tôm, ưu tiên tiêm cho công nhân nhà máy, đội ngũ thu gom nguyên liệu, vận chuyển trước
  10. Tạo thông thoáng cho vận chuyển nguyên phụ liệu, bao bì. Khơi thông việc xuất hàng ở các bến cảng để xuất hàng đi nhanh nhất có thể  

Trên đây là một vài ý kiến nhỏ gởi đến nhà nước, các cấp các ngành, các tỉnh thành để giải quyết các khó khăn hiện tại gây ra bởi đại dịch Covid, nếu có thiếu sót gì mong mọi người lượng thứ và bổ sung thêm. Chúc anh chị em ngành tôm sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này

Chân thành 

SEABINA GROUP 

Cảm nhận khách hàng