Tin tức

Tổ phản ứng nhanh, đường dây nóng khơi thông tiêu thụ

Thứ năm, 29/07/2021, 11:11

Tổ phản ứng nhanh, đường dây nóng khơi thông tiêu thụ

Nguồn: nongnghiep.vn 

Tại ĐBSCL, nhiều nơi vẫn khó khăn về nhân công thu hoạch, chế biến, vận chuyển nông sản. Trong khi đó, các tổ phản ứng nhanh, đường dây nóng đã phát huy tốt hiệu quả.

Nhà máy ứ đọng nguyên liệu

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT Bạc Liêu cho biết: Ngày 27/7, lượng tôm giống ở các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu xuất bán được 303 triệu post. Kế hoạch dự kiến xuất bán từ nay đến cuối tháng 7 và tháng 8 là 1,648 tỷ post.

Hiện nay, các công ty, doanh nghiệp vận chuyển, lưu thông xuất bán tôm giống bình thường. Tuy nhiên, do còn thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nên lượng giống khách hàng tỉnh ngoài đặt mua giảm mạnh khoảng 60% so cùng kỳ.

Trong tháng 8, tỉnh Bạc Liêu dự kiến sản lượng thu hoạch 53.000 tấn thủy sản, tiêu thụ trong tỉnh khoảng 4.300 tấn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong tháng 8, tỉnh Bạc Liêu dự kiến sản lượng thu hoạch 53.000 tấn thủy sản, tiêu thụ trong tỉnh khoảng 4.300 tấn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong tháng 8, tỉnh Bạc Liêu dự kiến sản lượng thu hoạch 53.000 tấn thủy sản, tiêu thụ trong tỉnh khoảng 4.300 tấn. Như vậy, tỉnh cân đối được nhu cầu sản lượng thủy sản tiêu thụ trong tỉnh, có thể xuất bán ra thị trường khoảng 48.700 tấn. Riêng tôm càng xanh ở huyện Hồng Dân diện tích đến kỳ thu hoạch khoảng 975 ha, khả năng cung ứng khoảng 3 tấn/ngày cần tiêu thụ.

Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Ba Đình, xã Vĩnh Lộc A (huyện Hồng Dân, Bạc Liêu) hiện đang có lượng tôm càng xanh đạt kích cỡ thu hoạch (size tôm từ 10 – 20 con/kg), sản lượng tôm cung ứng khoảng 2-3 tấn/ngày và có thể nhiều hơn nếu có nhu cầu thu mua của các doanh nghiệp.

Ngày 27/7, HTX đã xuất bán theo đơn đặt hàng tại Cần Thơ với số lượng 300 kg, hiện tại Thành phố Bạc Liêu cũng đã phối hợp tiêu thụ. HTX kiến nghị cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong việc lưu thông hàng hóa, nhất là xe 2 bánh vận chuyển, tiêu thụ tôm.

Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở, doanh nghiệp, nhà máy chế biến nông sản đang bị giảm 50% công suất, nguồn nguyên liệu vận chuyển về nhà máy và đi các nơi tiêu thụ chậm. Nhà máy ứ đọng nguyên liệu do thiếu công nhân, giảm số lượng công nhân do thực hiện giãn cách xã hội.

Công nhân lao động tại các cơ sở gặp khó khăn về khu cách ly. Nguồn nguyên liệu thu hoạch giảm do các hộ nuôi giảm mật độ vụ nuôi, đại lý gặp khó khăn trong vận chuyển vật tư đầu vào phục vụ sản xuất. Các cơ sở, đơn vị sản xuất kinh doanh gần như chưa được tiếp cận với việc tiêm vacxin ngừa Covid -19.

Nguồn nguyên liệu thu hoạch giảm do các hộ nuôi giảm mật độ vụ nuôi, đại lý gặp khó khăn trong vận chuyển vật tư đầu vào phục vụ sản xuất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nguồn nguyên liệu thu hoạch giảm do các hộ nuôi giảm mật độ vụ nuôi, đại lý gặp khó khăn trong vận chuyển vật tư đầu vào phục vụ sản xuất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Việc hạn chế người dân ra đường vào ban đêm (từ 18:00 chiều đến 05:00 sáng) cũng ảnh hưởng đến giờ làm của công nhân (3 ca/ngày, thường tan ca vào ban đêm). Nhiều công ty, doanh nghiệp đang gặp khó trong xin phép xây dựng, lắp ráp nhà tiền chế cho công nhân ăn, nghỉ, sản xuất để thực hiện chủ trương "3 tại chỗ".

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT Bạc Liêu kiến nghị, cần sớm tạo điều kiện thuận lợi để các công ty, doanh nghiệp cơ sở tiếp cận với việc tiêm vacxin Covid-19 cho công nhân. Đồng thời, có biện pháp phù hợp cho công nhân, tài xế đi vận chuyển và thu gom, giao hàng. Vì sau khi về phải cách ly, nên số lượng công nhân không còn đủ để hoạt động, nếu kéo dài trong thời gian tới. 

Hiệu quả từ Tổ phản ứng nhanh

Ông Nguyễn Sỹ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Từ khi An Giang hành lập Tổ phản ứng nhanh hỗ trợ tiêu thụ và lưu thông nông sản và công bố đường dây nóng để hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp trong việc tiêu thụ và lưu thông nông sản khá thuận lợi.

Đến nay, bước đầu đã tháo gỡ được những điểm nghẽn trong khâu tiêu thụ nông sản, kết nối được thương lái và doanh nghiệp đến thu mua nông sản cho người dân như trở lại trạng thái bình thường như trước đây. 

Từ khi An Giang hành lập Tổ phản ứng nhanh, công bố đường dây nóng, nông dân và doanh nghiệp tiêu thụ và lưu thông nông sản khá thuận lợi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Từ khi An Giang hành lập Tổ phản ứng nhanh, công bố đường dây nóng, nông dân và doanh nghiệp tiêu thụ và lưu thông nông sản khá thuận lợi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang là một trong những tỉnh ởĐBSCL có diện tích thu hoạch lúa hè thu muộn nhất so với các tỉnh lân cận trong khu vực. Tính đến ngày 27/7, toàn tỉnh mới thu hoạch được 35% trên tổng diện tích 228.479 ha, năng suất bình quân 5,8 tấn/ha, sản lượng đã tiêu thụ 461.738 tấn.

Theo ông Lâm, hiện nay An Giang chỉ còn gặp khó khăn không có đầu ra ở 2 mặt hàng chanh và bắp. Tuy nhiên, diện tích 2 mặt hàng này không lớn so với các tỉnh khác. Hiện chanh và bắp đang vào vụ thu hoạch, giá giảm mạnh vì không có thương lái đến thu mua. Hai sản phẩm này lâu nay sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ mạnh cho các chợ đầu mối lớn ở TP. HCM. Tuy nhiên từ khi các chợ đầu mối lớn đóng cửa thì chanh và bắp gặp khó khăn đầu ra.

Giá bắp Mỹ hiện chỉ còn 4.000 đồng/kg, bắp nếp giá 6.000 đồng/kg, giảm khoảng 1.500 đồng so với cùng kỳ. Còn chanh hiện giá đã rớt rất sâu, chỉ còn 2.000 đồng/kg, giảm hơn 5.000 - 6.000 đồng/kg so với trước đây.

Đến nay, hầu hết các tỉnh thành ở ĐBSCL đều tăng cường mạnh mẽ các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần của Chị thị 16. Theo đó, hạn chế tối đa người dân trên địa bàn ra đường sau 18 giờ. Các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa từ 18 giờ đến 6 giờ hàng ngày.

Nhiều tỉnh ĐBSCL lập đường dây nóng

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để kịp thời chỉ đạo, hỗ trợ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn, Sở NN-PTNT tỉnh Long An đã công bố đường dây nóng tiếp nhận, xử lý thông tin về sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản trên địa bàn Long An do Phó Giám đốc Sở NN–PTNT là bà Đinh Thị Phương Khanh phụ trách (ĐT: 094 3864445).

Thông tin đường dây nóng của tỉnh Hậu Giang tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị các vấn đề liên quan dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Nguồn: UBND tỉnh Hậu Giang.

Thông tin đường dây nóng của tỉnh Hậu Giang tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị các vấn đề liên quan dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Nguồn: UBND tỉnh Hậu Giang.

Tại tỉnh Đồng Tháp, Sở NN-PTNT cũng vừa công bố đường dây nóng đến người dân trên địa bàn tỉnh để trợ người dân tháo gỡ một số điểm nghẽn về sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản trong thời điểm thực hiện giãn cách xã hội.

Theo đó, các vấn đề vướng mắc liên quan đến sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp người dân có thể liên hệ trực tiếp qua các địa chỉ sau: Ông Huỳnh Tất Đạt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp (Số điện thoại: 0904.722.743; email: htdatdongthap@gmail.com hoặc ông Nguyễn Hoàng Minh Tâm, Chánh Văn phòng Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp (Số điện thoại: 0913.537.179; email: minhtam80dt@gmail.com).

Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang cũng công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị các vấn đề liên quan dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh (ảnh đính kèm).

Trước đó, tỉnh An Giang đã yêu cầu địa phương thành lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin về vận chuyển, thu hoạch tiêu thụ nông sản. Tỉnh này đề nghị UBND cấp huyện thành lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin liên quan đến tình hình vận chuyển, thu hoạch tiêu thụ nông sản trên địa bàn quản lý; thực hiện công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin đến các doanh nghiệp, HTX, người dân nhằm kịp thời xử lý theo chức năng nhiệm vụ.

UBND tỉnh An Giang đã giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở NN-PTNT thông báo đến các doanh nghiệp, thương nhân, tiểu thương trong và ngoài tỉnh nên thực hiện sẵn các xét nghiệm Covid-19 cần thiết trước khi đi thu mua và vận chuyển nông sản (nhất là tình hình đang thu hoạch vụ lúa hè thu).

LÊ HOÀNG VŨ – TRỌNG LINH

Cảm nhận khách hàng